Những điều cần học hỏi từ Thung lũng Silicon về việc áp dụng blockchain

Một trong những thuộc tính hấp dẫn nhất của Thung lũng Silicon là sự thiếu quan tâm đến thu nhập ròng truyền thống. Trong khi hầu hết các công ty tập trung vào doanh thu và lợi nhuận, các nhà lãnh đạo tại Thung lũng Silicon lại có xu hướng coi sự định giá như một chiếc áp kế chuẩn xác. Vì suy nghĩ này, các công ty có trụ sở tại Thung lũng không chấp nhặt các rủi ro đáng kể miễn là chúng giúp đạt được những tầm nhìn lớn. Song chúng ta có thể học hỏi từ Thung lũng Silicon về việc áp dụng blockchain.

Rủi ro của Blockchain là gì?

Công nghệ blockchain đang đạt được những thành tựu mới, và các công ty ngoài Thung lũng đang chiếm sự chú ý. Tập đoàn dữ liệu quốc tế dự đoán rằng chi tiêu blockchain sẽ đạt 11.7 tỷ đô la vào năm 2022 và mở rộng phạm vi ra khỏi ngành công nghiệp và ngân hàng.

Ai đang ủng hộ Blockchain?

Mặc dù blockchain có khả năng áp dụng rõ ràng cho một số ngành công nghiệp, nhưng đó là giải pháp mà một số nhà lãnh đạo vẫn chưa nắm được. Sự do dự đó bắt nguồn từ một liên kết nhầm lẫn với tiền điện tử, có ý nghĩa tốt và xấu. Tuy nhiên, một số là do tác động nhỏ của blockchain đến thu nhập ròng. Tuy nhiên, vào năm 2019, giá trị tiềm năng của blockchain đã trở nên rõ ràng hơn.

Hầu hết các nhà lãnh đạo nhận thức được nó, đều đang xem xét nghiêm túc các trường hợp sử dụng của nó, trong khi các nhà điều hành hoài nghi bây giờ đã cởi mở hơn nhiều khi đầu tư vào công nghệ. Thung lũng Silicon đã phác thảo kế hoạch chi tiết để nắm lấy blockchain – đó là thời gian cho các công ty bên ngoài Vùng Vịnh San Francisco chấp nhận rủi ro và đi theo.

Xóa tan các nhầm lẫn về blockchain

Tương tự như bất kỳ công nghệ mới nổi nào, blockchain đi kèm với một loạt các thuật ngữ mới mà không hề có ý nghĩa gì quá ghê gớm. Những người quan tâm đến việc tạo ra các cơ hội marketing độc đáo cho bản thn họ có thể sẽ tận dụng tính chất “khủng” của các thuật ngữ như blockchain, trí tuệ nhân tạo và big data. Những từ thông dụng này khiến họ có thể dễ dàng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ mà thực sự không có bất cứ điều gì mới mẻ hoặc không thực sự tồn tại.

Do có quá nhiều thông tin sai lệch đang nổi lên, nên các giám đốc điều hành của C-Suite rất dễ nghi ngờ về công nghệ mới và ngần ngại nắm lấy các giải pháp hiện đại hơn cho các vấn đề cũ.

Để hiểu rõ hơn về giá trị của blockchain, các nhà lãnh đạo phải hiểu sự thật liên quan đến một số quan niệm sai lầm phổ biến:

Nó giống với Bitcoin

Mặc dù blockchain rất cần thiết cho cách thức hoạt động của tiền điện tử, nhưng giá trị của nó không hề liên quan tới Bitcoin. Xét về mặt cốt lõi, blockchain là một giải pháp phi tập trung và an toàn để lưu giữ các hồ sơ kỹ thuật số. Một blockchain chưa các “khối” dữ liệu khác nhau, được kết nối với các khối khác bằng cách sử dụng mật mã, tạo ra một chuỗi thông tin được lưu trữ trên nhiều máy tính.

Điều khiến blockchain ở “chiếu trên” so với các phương pháp ghi nhật ký kinh doanh truyền thống là tính minh bạch và tính bất biến của nó. Nó không thể bị can thiệp hoặc thay đổi, và mọi khối đều có quyền truy cập và xem. Sự bảo vệ các khối tạo ra một dòng trách nhiệm rõ ràng và đầy đủ, hữu ích về nhiều mặt hơn là chỉ tạo ra tiền.

Nó thay thế cơ sở dữ liệu quan hệ

Vì các dịch vụ như SQL Server và Oracle bao trùm lĩnh vực tương tự như blockchain, một số người cho rằng nó sẽ là sự thay thế cho nhiều cơ sở dữ liệu quan hệ truyền thống hơn. Tuy nhiên, nền tảng blockchain chủ yếu vẫn còn non trẻ và không hề có ý định thay thế các giải pháp cố thủ. Blockchain tồn tại dưới dạng nhiều tùy chọn bổ sung.

Các bên trung gian được loại bỏ

Mặc dù, đúng như vậy, blockchain đã cho phép Bitcoin loại bỏ các bên trung gian khỏi các giao dịch của mình, nhưng điều đó không xảy ra trong các ứng dụng khác. Chừng nào các giao dịch vẫn còn trong một hệ sinh thái nội bộ, chúng sẽ không yêu cầu xác nhận từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi nói đến tương tác với thế giới nói chung, các bên trung gian vẫn có thể giúp xác thực dữ liệu và xác minh danh tính.

Nó chỉ là một hệ thống ngang hàng công khai

Lợi điểm lớn của nhiều triển khai blockchain là bản chất công khai của mỗi giao dịch. Sự minh bạch này đã khiến nhiều doanh nghiệp tin rằng blockchain chỉ có thể tồn tại trong một thiết lập công khai – hoặc việc tạo ra một ứng dụng dựa trên sự cho phép là không thể. Trong khi đó, hiện tại phiên bản phổ biến nhất, các blockchain không cần thiết phải mở cho mọi người tham gia. Chúng có thể giới hạn chỉ cho những người cần biết một số thông tin nhất định.

Giống như bất kỳ công nghệ mới nào, sự thành công hay thất bại của việc áp dụng công nghệ blockchain phụ thuộc vào ứng dụng của chúng.

Các giám đốc điều hành cần nhìn thấu các thuật ngữ marketing và những lời hứa hẹn hào nhoáng khiến blockchain trông giống như một mốt công nghệ lộn xộn.

Thay vào đó, họ phải tìm ra các mục tiêu cốt lõi của riêng mình – và sau đó quyết định liệu blockchain có thể giúp họ đạt được các mục tiêu đó nhanh hơn hay không.

Tầm quan trọng của blockchain trong môi trường kinh doanh ngày nay

Đối với các doanh nghiệp, một lợi ích của bản chất chấp nhận rủi ro tại Thung lũng Silicon là nó cho phép người khác học hỏi từ những thành công và thất bại của mình. Dưới đây là một vài cách trong đó blockchain đã chứng minh giá trị của nó:

1. Phối hợp kiểm soát tài liệu và chia sẻ cho bên thứ ba

Mặc dù nổi tiếng là một giải pháp phân phối công khai, song blockchain vẫn là một phương thức hoàn hảo để chia sẻ thông tin một cách an toàn mà không gặp rủi ro khi rơi vào tay kẻ xấu. Trong các ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe, vấn đề an ninh là tối quan trọng, thì đây có thể là một công cụ sẽ thay đổi cục diện hoàn toàn. Nó cho phép mọi người dễ dàng truy cập dữ liệu toàn diện với rủi ro bảo mật giảm đáng kể.

2. Hợp tác với AI để cải thiện sự giám sát và hiểu biết

Trong không gian làm việc truyền thống, cơ sở dữ liệu thường biến thành silo dữ liệu – các nguồn tập trung khó chia sẻ giữa các bộ phận hoặc giữa các công ty. Tuy nhiên, blockchain nên được chia sẻ với những người cần nó như một kho lưu trữ phổ quát hoàn hảo cho các doanh nghiệp hoặc toàn bộ ngành công nghiệp.

Chia sẻ này là rất quan trọng, không chỉ để giao tiếp tốt hơn mà còn để hiểu biết dữ liệu tốt hơn. Khi nhiều thông tin được thu thập và chia sẻ, machine learning sẽ tìm ra mô hình từ những phát hiện này. Hơn nữa, có những điều có thể không rõ ràng đối với một chuyên gia nhưng một người có nhiều kỹ năng hoặc kiến thức khác nhau lại rất tường tận – nó cho phép các luồng tư duy đến từ bên ngoài, điều không thể thực hiện được với các silo dữ liệu.

3. Cải thiện nguồn dữ liệu khách hàng

Vì blockchain rất dễ để phân phối an toàn, các cộng tác viên có thể dễ dàng thu thập, đọc và phân tích thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Khi xác định nhà cung cấp nào đang sản xuất sản phẩm có chất lượng cao nhất, dữ liệu từ khách hàng có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc chính xác về hướng đi có lợi nhất.

4. Dự đoán các mẫu bảo trì thiết bị

Các nền tảng như TMW Systems cung cấp các giải pháp sử dụng blockchain để cảnh báo các công ty khi có sự cố xảy ra. Chúng cũng thu thập dữ liệu mỗi lần sự cố xuất hiện. Cho phép các công ty hiểu về thời điểm và nguyên nhân khiến các thiết bị thất bại có thể sẽ tiết kiệm vốn và thời gian trong khoảng thời gian dài.

Blockchain không còn là công nghệ độc quyền cho cư dân Thung lũng Silicon.

Có những trường hợp sử dụng cụ thể mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng và blockchain không còn là công nghệ của riêng Thung lũng Silicon. Đối với các giám đốc điều hành, bây giờ không phải là lúc để đắn đo tự hỏi liệu bạn có nên xem xét về blockchain hay không – mà bạn nên tìm ra cách tốt nhất để sử dụng nó.