CMS – Content management system là gì?
CMS là chữ viết tắt của Content Management System, tạm dịch: hệ thống quản trị nội dung. Đúng như tên gọi của mình, CMS là “trung tâm” điều khiển các hoạt động đặc biệt là những phần nội dung hiển thị trên một website.
Nội dung website bao gồm những gì?
Nội dung website cực kì phong phú. Cụ thể như sau:
- Nội dung có thể là các tin tức điện tử hiển thị trong mục bài viết, hình ảnh, video…
- Nội dung cũng có thể là các trang hiển thị trong website và nội dung nằm trong các trang đó (như Danh mục, thông liên hệ…).
Một số CMS nâng cao còn cho người dùng quyền Chỉnh sửa, Phân loại Danh mục, thay đổi hiển thị giao diện ,….
CMS có 2 loại:
- CMS trả phí.
- CMS miễn phí (mã nguồn mở ): bạn sẽ phải tự xử lý nếu có lỗi. Tương tự, bạn sẽ phải trả thêm phí nếu muốn nâng cấp thêm các tính năng.
CMS có chức năng gì?
Tùy theo khả năng vận hành mà CMS được ra những vai trò sau:
- Tạo, lưu trữ các nội dung trên hệ thống website
- Chỉnh sửa, thêm, bớt nội dung
- Chuyển tải cũng như chia sẻ nội dung
- Quản lí và phân quyền người dùng
Ưu điểm của CMS
Dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung
Bạn có thể đăng nhập vào admin trang web của bạn từ bất cứ đâu. Tất cả bạn cần là một máy tính, máy tính bảng hoặc thiết bị di động và kết nối Internet.
Tiết kiệm thời gian và chi phí
Với ưu điểm tiết kiệm thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì nên hệ thống CMS thu hút sự quan tâm của nhiều công ty.
Không chỉ những công ty, tổ chức lớn, hiện nay các blog cá nhân cũng lựa chọn giải pháp sử dụng CMS. Một lượng lớn blog cá nhân ra đời dễ dàng xây dựng và quản lý nội dung. Đặc biệt, blog cá nhân có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng website nhờ CMS.
Công cụ và plugin SEO nâng cao
Hệ thống quản lý nội dung cung cấp một số plugin và công cụ có thể giúp trang web của bạn xếp hạng tốt hơn trong các công cụ tìm kiếm.
Cross –selling (bán chéo ) là một hình thức phổ biến trong marketing. Hình thức này giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cộng thêm có liên quan đến thứ mà khách hàng đã và đang mua. Thông qua hệ thống quản lý nội dung tinh vi, CMS có thể lọc các hành vi tiêu dùng và sở thích. Từ đó, SEO phát triển dẫn đến doanh số và doanh thu cho doanh nghiệp sẽ được tăng lên.
Bảo mật
Luôn được kiểm tra bởi một đội ngũ các nhà phát triển trong nỗ lực bảo vệ người dùng, các CMS có thể chống lại tất cả các mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn. Ngoài ra, có nhiều plugin và công cụ có sẵn cũng được thiết kế riêng để tăng tính bảo mật cho trang web của bạn.
Doanh nghiệp và CMS
Tại sao doanh nghiệp cần CMS?
Tối ưu quản lý nội dung
Dù nội dung chưa hoàn thiện, quản trị viên có thể an tâm lưu lại thông qua bản lưu nháp. Sau đó, quản trị viên có thể chỉnh sửa để chỉn chu hơn.
CMS còn giúp quản trị viên quản lý thông qua các thư mục con khác nhau. Đồng thời, việc cập nhật điều hướng nhanh chóng, hạn chế truy cập, tự động xuất bản, thêm các ứng media như ảnh, video chỉ trong vài thao tác.
Cải thiện thương hiệu trực tuyến
Email marketing, tin tức, bài viết chất lượng gửi đến khách hàng,.. là mộtt số tính năng marketing của CMS. Thông qua các tính năng này, đội ngũ marketing có thể duy trì và cải thiện thương hiệu doanh nghiệp tốt hơn.
Khả năng mở rộng thị trường
Thị trường tiếp cận của doanh nghiệp có thể được mở rộng nhờ CMS. Các trải nghiệm thân thiện về nội dung trên website đồng nghĩa với việc có thêm khách hàng mới. Doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ tăng theo.
Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng
Mọi thắc mắc, yêu cầu hỗ trợ của khách hàng sẽ được giải đáp nhanh chóng nhờ phân mục FAQ trong CMS. Thông qua kênh hỗ trợ này, cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ gần gũi hơn. Từ đó, độ tin cậy cũng cao hơn.
Tương thích với thiết bị di động
Với khả năng tương thích với mọi thiết bị di động, hệ thống CMS sẽ tự động điều chỉnh hình thức phù hợp với người truy cập. Bạn sẽ có thể dễ dàng đọc và tìm kiếm các nội dung mình cần.
Những CMS tốt nhất hiện nay
Tuỳ vào tính chất, nhu cầu sử dụng mà bạn nên chọn một phương thức thích hợp với mình.
Nguồn: Internet.